/*! Ads Here */

Kỹ năng tư duy là gì

Rất ít người trong chúng ta bỏ nhiều thời gian để luyện tập kĩ năng tư duy một cách có ý thức. Ta tin rằng kĩ năng tư duy, hoặc là điều hiển nhiên phải có, hoặc là tài năng trời phú cho những thiên tài. Không có gì là sai lầm hơn suy nghĩ đó. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều có tiềm năng to lớn ẩn trong bộ não chưa được khai phá. Hơn thế nữa, khi ta đối diện với hàng loạt những vấn đề không thể giải quyết trong cuộc sống, nhu cầu khơi dậy tiềm năng ấy lại lớn hơn bao giờ hết.

Giới thiệu về kĩ năng tư duy

Kĩ năng tư duy là một trong những kĩ năng có giá trị nhất mà ngày nay bạn có thể học. Lí do rất đơn giản. Trong khi ở quá khứ, người ta làm việc dựa vào kĩ năng cơ bắp, thì ngày nay ta làm việc dựa trên kĩ năng tư duy. Ta đang sống trong thời đại thông tin, chứ không còn ở thời đại công nghiệp nữa. Đó là lí do khiến trí não thay thế cơ bắp, và sức mạnh tư duy có thể thay thế sức mạnh tay chân. Không cần biết bạn đang kinh doanh thứ gì, hay là bạn thích loại công việc như thế nào, thì giờ đây bạn luôn cần phải ứng dụng các kĩ năng tư duy vào công việc bạn làm. Bạn phải sử dụng nó trong việc ra quyết định; thu thập, sử dụng và phân tích thông tin; cùng hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề; ra quyết định thay cho người khác; đóng góp ý tưởng đổi mới sáng tạo; hay nghĩ cách cải tiến công việc của bản thân mình.

Tiềm năng của bộ não

Những số liệu về bộ não của chúng ta thật sự kì diệu. Ví dụ, bạn có biết rằng bộ não sử dụng hết 20% năng lượng mà cơ thể sử dụng khi nghỉ ngơi? Số năng lượng này tương đương một cái bóng đèn 20 watt sáng liên tục. Bạn nghĩ não bạn lớn cỡ nào? Tưởng tượng nhé, não bạn gồm 100 tỉ tế bào, mỗi tế bào liên kết với 1000 tế bào khác, tạo nên tổng cộng 100.000 tỉ liên kết. Có nhiều điểm liên kết trong não người hơn cả số vì sao trong thiên hà nữa. Như Norman Cousins đã nói: Ngay cả vũ trụ với hàng tỉ tỉ thiên hà cũng không tuyệt diệu và phức tạp được như bộ não con người.

Sức mạnh của bộ não

Ta sẽ nghe thêm một số số liệu đáng kinh ngạc về não bạn. Dù bộ não chỉ nặng khoảng 1.3kg, nhưng nó chưa đến 12 tỉ tế bào thần kinh (nhiều gấp đôi số người trên trái đất này). Nó chưa 1.000 triệu triệu triệu triệu phân tử (đếm không nổi nữa), và có thể xử lí 20 tỉ bit thông tin mỗi giây. Não bạn có 10 tỉ nơ ron và số liên kết giữa các nơ ron là 10.000.000.000.000.000.000.000.000.000. Thử cầm bút viết lại con số này, bạn sẽ biết cảm giác của tôi nó thế nào. Não của bạn có đủ năng lượng nguyên tử để xây bất kì thành phố nào trên thế giới này vài lần. Và chẳng con người nào từng tồn tại trên cõi đời này dùng hết tiềm năng bộ não của mình. Còn bạn thì sao?

Bí mật dần lộ diện

Một trong những lí do khiến ta không thể dùng hết tiềm năng bộ não, và cũng vì thế, khiến kĩ năng tư duy của ta bị giới hạn, chính là vì ta bị neo lại bởi những quy kết sai lầm về bộ não và khả năng tư duy của chúng ta. Hầu hết mọi người đều tin rằng, ngược lại với các số liệu trên, ta sinh ra đã thông minh hoặc đần độn rồi. Ta nghĩ rằng ta chỉ thông minh bằng số điểm IQ, và số này không bao giờ thay đổi cả cuộc đời ta. Ta nghĩ rằng, khi ta đối mặt với những vấn đề lớn, thì ta sẽ không thể giải. Ta không dám ra quyết định, và luôn than phiền về khả năng lựa chọn của mình. Ta nghĩ rằng ta bị kẹt bởi những lối mòn tư duy, và không còn cách tháo gỡ. Và hơn hết, ta nghĩ rằng, càng già, não càng kém, và khả năng ghi nhớ cũng ra đi. Chỉ có một điều là đúng trong mớ suy nghĩ trên, đó là chính những suy nghĩ của chúng ta khiến năng lực tư duy bị giới hạn.

Hoạt động của não

Chỉ cần nhìn vào những việc đơn giản mà ta phải dùng não là đủ để cho ta thấy não tuyệt vời như thế nào. Đầu tiên, ta là loài duy nhất có thể tư duy 3 chiều về quá khứ, hiện tại và tương lai. Ta có thể dùng não giải thích thế giới theo bất cứ cách nào ta chọn, dù là tích cực hay tiêu cực. Ta có thể dùng não để tìm lời giải cho các câu đố logic, cũng như dùng trí tưởng tượng để xử lí các vấn đề phi logic. Ta có thể tưởng tượng, sáng tạo và đổi mới. Ta có thể học hỏi, thay đổi và phát triển. Ta có thể dùng não diễn dịch, thấu hiểu và trở nên khôn ngoan hơn. Ta có thể dùng não phân tích và tổng hợp. Và, một lần nữa, khác với muôn loài, ta có thể dùng não để tư duy về những suy nghĩ của chính chúng ta. Bộ não thực sự là công cụ phức tạp và linh hoạt nhất trên cơ thể con người.

Bộ não hay cơ bắp

Dù bộ não là công cụ tuyệt vời nhất quả đất, nhưng rõ ràng rằng, cho đến tận gần đây, tư duy vẫn bị những quốc gia công nghiệp xếp vào loại kĩ năng hạng nhì. Hàng thế kỉ, con người được thuê để dùng sức lao động cơ bắp, sau đó là đến kĩ năng vận hành máy, và rất hiếm khi là vì khả năng tư duy. Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi. Ta không còn sống trong thời đại công nghiệp, mà là thời đại thông tin. Thay vì sức mạnh cơ bắp, những công ty và nền kinh tế thành công trong hiện tại và tương lai cần có tư duy. Họ sẽ là những người khai thác, sử dụng và tưởng thưởng khả năng tư duy của mọi người trong tổ chức mình.

Tư duy quản lí

Vậy thì ta cần những loại kĩ năng tư duy nào trong thời đại thông tin? Mike Pedler và Tom Boydell đã nghiên cứu những phẩm chất cần thiết của một người lao động thành công. Họ tìm ra rằng, ít nhất một nửa số kĩ năng có liên quan đến cách sử dụng bộ não. Danh sách của họ bao gồm:

  1. Quản lí những số liệu cơ bản.
  2. Sự thấu hiểu nghề nghiệp phù hợp.
  3. Khả năng cảm nhận liên tục về các sự kiện.
  4. Kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định và phán đoán.
  5. Kĩ năng xã hội.
  6. Kĩ năng hồi phục cảm xúc.
  7. Sự chủ động: khả năng phản hồi có mục đích với các sự kiện.
  8. Sự sáng tạo.
  9. Khả năng tư duy nhanh nhạy.
  10. Những thói quen học hỏi cân bằng.
  11. Sự hiểu biết bản thân.

Vai trò của tư duy

Hầu hết mọi người có khả năng phát triển tư duy trong tất cả những kĩ năng khác biệt trên. Nhưng ta thay đổi rất chậm. Percy Barnevik, cựu chủ tịch của ABB đã nói: Các tổ chức chỉ sử dụng được 5% 10% khả năng của nhân viên khi làm việc. Khi không làm việc nữa, cũng nhân viên đó sẽ sử dụng 90% 95% khả năng còn lại của mình.. Ngược lại, Jack Welch, cựu CEO của GE, nói rằng thúc đẩy các ý tưởng của nhân viên là một trong 3 nhiệm vụ chính của mình (2 nhiệm vụ kia là chọn đúng người và tìm nguồn vốn). Một trong những cách tiếp cận điển hình của Welch là hỏi các quản lí thấp hơn của mình, không chỉ về các ý tưởng của họ, mà ông còn hỏi rằng họ đã chia sẻ ý tưởng với ai, và ai đã chấp nhận ý tưởng đó.

Khi nhà máy của Thomas Watson, sáng lập viên của IBM, bị thiêu rụi, ông đã bình tĩnh một cách bất ngờ. Khi được hỏi, ông đáp rằng vận mệnh của công ty ông không dựa trên các văn phòng, dây chuyện hay nhà cửa, mà dựa trên vốn tư duy của nhân viên. Ông nói rằng: Tôi có thể xây lại văn phòng, nhà xưởng. Nhưng tôi sẽ không bao giờ có thể thay thế những hiểu biết, khả năng và kĩ năng tư duy của nhân viên mình..

Những điểm chính

  1. Bộ não con người mạnh đến nỗi không ai có thể dụng hết công suất cả.
  2. Mỗi con người đều có khả năng tư duy một cách thông minh và sáng tạo.
  3. Bộ não chính là nguồn của mọi hoạt động tư duy như ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo và đổi mới.
  4. Bộ não là công cụ cốt lõi để phát triển trong thời đại thông tin.
  5. Mỗi con người làm việc trong một tổ chức hiện đại đều là một nhân viên có tri thức ở một số lĩnh vực nào đó.

Theo như nghiên cứu, phân nửa những kĩ năng mà một nhân viên cần có đều liên quan đến tư duy.

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */