/*! Ads Here */

Xây xong bao lâu thì trát


Trong xây dựng thì trát tường là một thao tác rất quan trọng để bảo vệ kết cấu tường ở bên trong. Trát là sử dụng một lớp vữa để bao phủ khối tường, dầm, cọc bê tông. Vậy sau khi xây tường bao lâu thì trát được?

Câu trả lời chính xác theo các chuyên gia về lĩnh vực xây dựng cũng như qua thực tế:

Việc trát tường phụ thuộc vào mức độ co ngót của bê tông và sự khô ráo trên bề mặt. Nếu ta nhận thấy bê tông đã cứng, độ co ngót tối ưu thì có thể trát. Để đảm bảo bề mặt đã khô ráo và lớp bê tông đã đạt độ cứng thì sau 2 ngày chúng ta tiến hành trát tường là hợp lý.

Hình ảnh: Vữa cần được đánh nhuyễn và đều để đảm bảo chất lượng tường trát

Lớp trát không chỉ đảm bảo chức năng bảo vệ tường mà nó còn giúp khắc phục những điểm yếu trong quá trình xây thô, giúp công trình bằng phẳng, láng mịn, tạo điều kiện thích hợp để việc sơn phủ diễn ra suôn sẻ và mỹ mãn nhất.

Công tác chuẩn bị cho việc trát tường

Trát tường là công đoạn chiếm khá nhiều thời gian, nhất là đối với các công trình lớn. Do đó, để thao tác này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi cần chuẩn bị trước những vật dụng và lưu ý trong việc xử lý bề mặt tường.

1. Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Hỗn hợp vữa đã nhào trộn theo tỷ lệ chuẩn đảm bảo độ sệt nhuyễn theo yêu cầu
  • Xô đựng vữa
  • Bay
  • Bàn xoa

2. Xử lý bề mặt tường

Hình ảnh minh họa: Xử lý bề mặt tường trước khi trát làm tăng độ kết dính

Khi tiến hành trát tường cần đảm bảo đã xử lý xong các vấn đề sau:

  • Đã hoàn thành hệ thống đường điện và nước.
  • Xử lý tường không bị rêu mốc, vệ sinh sạch sẽ.
  • Phun một lớp nước ẩm lên bề mặt để giúp bê tông có độ kết dính cao.
  • Bịt các lỗ hở lớn trên bề mặt tường.
  • Kiểm tra giàn giáo chắc chắn, an toàn sau đó mới tiền hành trát tường.

Những lưu ý khi xây và trát tường

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi xây tường sau bao lâu thì trát được, để đạt hiệu quả kết dính cao và đảm bảo thẩm mỹ công trình cũng như an toàn cho lao động thì khi trát tường cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tiến hành trát tường từ phần trần, dầm trước và tường, cột sau.
  • Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Có thể kiểm tra độ dính của kết cấu bằng cách trát thử tại một vài điểm.
  • Tạo mạch đứt gãy để đánh dấu điểm khi ngừng trát.
  • Bề mặt tường sau khi trát không bị nứt, gồ ghê, không xuất hiện các vết chân chim.
  • Tất cả tường trước khi tiến hành trát cần được đặt mốc, mốc cần phải đặt chuẩn và chính xác. Mặt của các mốc cần phải nằm trên cùng một mặt phẳng với nhau.
  • Trên mặt tường trát ở vị trí 2 gốc trên hãy xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng từ 15cm đến 20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định từ trước, mặt mũi đinh cách tường bằng chiều dày lớp trát.
  • Luôn chú ý đảm bảo an toàn lao động lên hàng đầu.

Trên đây là những thông tin giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi xây tường sau bao lâu thì trát được. Qua bài viết này chắc các bạn đã hiểu hơn về công đoạn xây và trát tường rồi đúng không? Truy cập và theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin mỗi ngày nhé!

>>>Xem thêm bài viết: Có nên xây tường 2 lớp (Xây tường chống nóng) BILICO GIẢI ĐÁP


Bài cùng chuyên mục


Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */